84SPACE.COM

Vũ Tuấn Việt: Nghệ thuật cũng như thiền định, cái chúng ta cần là một lần "Ngộ"

23/04/2023
Vũ Hoàng Long Hồng Hạnh
Xuyên suốt quá trình hoạt động nghệ thuật, Vũ Tuấn Việt luôn có sự tìm tòi, thử nghiệm với những chất liệu, ngôn ngữ tạo hình khác nhau. Gần đây nhất, anh đã khai thác các yếu tố mang lại trải nghiệm sáng tác thông qua thay đổi, thử thách với những không gian sáng tác và trưng bày mở (ngoài công cộng) . Tuy nhiên, ngôn ngữ biểu đạt chính của anh vẫn là Lập Thể (ở mặt tạo hình) còn ngôn ngữ biểu cảm thì thiên về Biểu hiện.

Họa sĩ Vũ Tuấn Việt sinh năm 1992, tốt nghiệp khoa Hội họa của ĐH Mỹ thuật Việt Nam. Trong 2-3 năm đầu, anh vẽ theo lối hiện thực ấn tượng, dần học cách biểu đạt rõ hơn những hàm ý bản thân muốn thể hiện, tạo nền móng trong việc tìm tòi ngôn ngữ hội họa phù hợp. Đến năm thứ 4, Vũ Tuấn Việt bắt đầu thử nghiệm phong cách Lập Thể thông qua chất liệu sơn mài và sơn dầu. Đây là các chất liệu cơ bản và đặc trưng của ngành Hội họa (với sơn dầu), mang tính văn hóa (với sơn mài). Sau khi đạt được hiệu quả tốt trong việc thực hành nghệ thuật và có được sự ghi nhận, anh tiếp tục theo đuổi phong cách này tới hiện tại.

Hiện tại, Vũ Tuấn Việt thử nghiệm với  những yếu tố mang lại trải nghiệm sáng tác thông qua thay đổi, thử thách ở những không gian sáng tác và trưng bày mở (ngoài công cộng). Tuy nhiên, ngôn ngữ biểu đạt chính của anh vẫn là Lập Thể (ở mặt tạo hình) còn ngôn ngữ biểu cảm thì thiên về Biểu hiện. Hiện tại, anh hoạt động với 2 vai trò là giám tuyển, phát triển một số dự án nghệ thuật và nghệ sĩ.
Hiện tại, Vũ Tuấn Việt thử nghiệm với những yếu tố mang lại trải nghiệm sáng tác thông qua thay đổi, thử thách ở những không gian sáng tác và trưng bày mở (ngoài công cộng). Tuy nhiên, ngôn ngữ biểu đạt chính của anh vẫn là Lập Thể (ở mặt tạo hình) còn ngôn ngữ biểu cảm thì thiên về Biểu hiện. Hiện tại, anh hoạt động với 2 vai trò là giám tuyển, phát triển một số dự án nghệ thuật và nghệ sĩ.
“Đặc trưng của các tác phẩm với ngôn ngữ biểu đạt Lập Thể là không theo khuôn mẫu truyền thống về hình khối và không gian phối cảnh.”

Trong cùng một thời điểm, người họa sĩ sẽ thể hiện đối tượng theo nhiều góc nhìn khác nhau, với hình thức bị phá vỡ thành những diện, mảng. Với Vũ Tuấn Việt, việc chia cắt các mảng miếng không gian, thời gian cũng như tách lập các tạo hình giúp anh biểu đạt sự vật, sự việc một cách rõ ràng hơn.

Ngoài ra, trong những năm gần đây, Vũ Tuấn Việt dần thử nghiệm và thay đổi theo những dự án nghệ thuật: Sắp đặt đổ bóng bằng ánh sáng trong tác phẩm Tĩnh; dự án Dòng Chảy Của Nhựa tại tỉnh Quảng Ninh với chất liệu nhựa; triển lãm cá nhân Dịch Chuyển và Luân Chuyển, với tác phẩm hội họa sắp đặt mang tên Dịch chuyển (khi tác giả có thể tương tác và chạm trực tiếp vào tác phẩm). Bên cạnh đó, Vũ Tuấn Việt còn phát triển một số dự án liên quan đến trường phái Ý Niệm.

Họa sĩ Vũ Tuấn Việt đạt được loạt giải thưởng: Giải Nhì (không có giải Nhất) Triển lãm tranh, ảnh toàn quốc bảng B mỹ thuật chuyên nghiệp cho học sinh, sinh viên do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức năm 2016; Top 10 tác giải đoạt Giải đồng hạng Nghệ sĩ trẻ năm 2021 do Hội đồng nghệ thuật - Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm “Chúng ta đang nghịch gì”, VCCA… Năm 2023, họa sĩ Vũ Tuấn Việt lọt vào danh sách đề cử Nghệ sĩ tích cực trong năm được vinh danh của HaNoi Grapevine’s Finest tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội.
Họa sĩ Vũ Tuấn Việt đạt được loạt giải thưởng: Giải Nhì (không có giải Nhất) Triển lãm tranh, ảnh toàn quốc bảng B mỹ thuật chuyên nghiệp cho học sinh, sinh viên do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức năm 2016; Top 10 tác giải đoạt Giải đồng hạng Nghệ sĩ trẻ năm 2021 do Hội đồng nghệ thuật - Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm “Chúng ta đang nghịch gì”, VCCA… Năm 2023, họa sĩ Vũ Tuấn Việt lọt vào danh sách đề cử Nghệ sĩ tích cực trong năm được vinh danh của HaNoi Grapevine’s Finest tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội

Lập thể: Lột tả tiềm thức con người và chính mình

Lựa chọn Lập Thể làm ngôn ngữ thể hiện, Vũ Tuấn Việt theo đuổi việc lột tả những góc khuất trong tâm tưởng con người - nơi chúng ta thường lảng tránh và không dám đối mặt .

Ngôn ngữ Lập Thể đã giúp Vũ Tuấn Việt giải quyết sự đan xen chồng chéo những tầng lớp ý mà anh muốn kết nối. Đôi khi đó là sự quá dư thừa về những chi tiết hàm ý, đôi khi không. Nhìn những tấm toan trắng dần thành hình cho anh cảm giác như mình tạo ra một thế giới mới, từ vô hình đến hữu hình.

Nhìn sâu hơn, các tác phẩm của Vũ Tuấn Việt không chỉ tạo ra sự đồng cảm, kết nối với quý khán giả, mà còn là sự biểu đạt của tiềm thức của chính anh. Điều đặc biệt mà mãi sau này Vũ Tuấn Việt mới nhận ra khi ngẫm nhìn hình tượng xuyên suốt các tác phẩm: một người ngồi ôm gối, cuộn mình lại trong góc tranh, đôi khi quan sát, đôi khi là tự ẩn ức, lại chính là mình. Là mình nhưng ở một tiềm thức khác, nơi những trải nghiệm ấu thơ mình đã quên, nơi những ngày tháng ở nhà một mình. Nó như hiện thân của chính anh, hoặc đại diện cho một tiềm thức nào đó trong quá khứ cần đối mặt với hiện tại và tương lai.

Vũ Tuấn Việt dùng chính những tác phẩm của mình để soi chiếu nội tâm. Những trải nghiệm của sự trưởng thành khi rời ghế nhà trường với Họa Tâm - nơi áp lực, trách nhiệm dần đè nặng lên vai anh. Là những Tĩnh Lặng đúc rút từ trải nghiệm, những học hỏi, những tiến bộ và dần định hình con đường của Dịch Chuyển – Luân Chuyển, và rồi trở nên Kiên Định với Kính Vạn Hoa – sự đa chiều của cảm xúc, một thế giới đa dạng với nhiều những đường thẳng và trong một phần xác suất nhỏ, ta tìm đến những kết nối.

Tác phẩm Thằng khờ trong triển lãm cá nhân Luân Chuyển của họa sĩ Vũ Tuấn Việt.
Tác phẩm “Thằng khờ” trong triển lãm cá nhân Luân Chuyển của họa sĩ Vũ Tuấn Việt.

Ẩn đằng sau những tác phẩm đầy lớp lang về tâm tưởng con người là một Vũ Tuấn Việt ít nói, thậm chí nhiều người còn cho rằng anh bị tự kỷ. Người họa sĩ thừa nhận bản thân không quá quan tâm đến thế giới xung quanh, hoặc có thể nói anh thích nhìn nhận và cảm nhận theo cách riêng. Khi quan sát biểu cảm của mọi người, quan sát cách vận hành của con người trong xã hội, giữa người với người, giữa người với việc, anh cảm thấy thích thú. Từ đó, Vũ Tuấn Việt dùng chính những chiêm nghiệm của bản thân, cài cắm thêm những ẩn lộ để sáng tạo nên những tác phẩm của mình.

Đôi khi nhìn lại các tác phẩm của mình, sự mở rộng sáng tạo trong sáng tác khiến chính Vũ Tuấn Việt cũng phải ngạc nhiên. Đó là sự tập trung thăng hoa của người nghệ sĩ. Có những lúc, anh hoàn toàn chìm đắm với những ý tưởng trong đầu. So sánh một chút với việc viết văn ngày còn nhỏ, những ẩn ý xuất hiện một cách nhanh chóng và liên tục khiến anh phải viết thật nhiều và thật nhanh nhằm đuổi theo chúng. Để rồi thứ anh có chỉ là những câu từ chắp nối rời rạc. Nhưng với hội họa, với Lập Thể, Vũ Tuấn Việt có thể biểu đạt được đầy đủ những hàm ý cần có với đầy sự mạch lạc.

Tác phẩm 'Tự sự' là cột mốc đánh dấu một quá trình thay đổi rõ nét, là tiền đề cho phong cách nghệ thuật sau này của họa sĩ Vũ Tuấn Việt. Đây là tác phẩm chuyên khoa năm 4 rất quan trọng của anh. Ban đầu, khi xin phép thay đổi phong cách nghệ thuật, thầy hướng dẫn đã từ chối vì không muốn anh mạo hiểm. Tuy nhiên sau 2 tuần suy nghĩ, Vũ Tuấn Việt đã lên phác thảo và thuyết phục giảng viên hướng dẫn thành công.
Tác phẩm "Tự sự" là cột mốc đánh dấu một quá trình thay đổi rõ nét, là tiền đề cho phong cách nghệ thuật sau này của họa sĩ Vũ Tuấn Việt. Đây là tác phẩm chuyển khoa năm 4 rất quan trọng của anh. Ban đầu, khi xin phép thay đổi phong cách nghệ thuật, thầy hướng dẫn đã từ chối vì không muốn anh mạo hiểm. Tuy nhiên sau 2 tuần suy nghĩ, Vũ Tuấn Việt đã lên phác thảo và thuyết phục giảng viên hướng dẫn thành công.

Nghệ thuật cũng như thiền định, cái chúng ta cần là một lần “Ngộ”

Vũ Tuấn Việt sinh trưởng trong gia đình có truyền thống nghệ thuật khi cả bố và mẹ đều là họa sĩ và giảng viên của Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch Nam Định. Việc tiếp xúc với nghệ thuật từ nhỏ giúp anh có cái nhìn nghệ thuật từ trong tiềm thức, trau dồi thêm cái nhìn sáng tạo và tự do với hội họa.

Trong giai đoạn phải chọn cho mình hướng phát triển chuyên nghiệp, anh luôn nhận được sự động viên và những góp ý nhẹ nhàng từ gia đình. Song hành với sự ủng hộ, Vũ Tuấn Việt cũng có những áp lực riêng. Anh sợ mình sẽ bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ biểu hiện, không thoát ly khỏi những cảm xúc nghệ thuật anh được tiếp xúc từ nhỏ. Với anh, tất cả những điều này nên là nguồn cảm hứng.

Họa sĩ Vũ Tuấn Việt quan niệm không áp đặt những phong cách hay chất liệu nào cho các tác phẩm nghệ thuật khi có bố và mẹ theo đuổi những phong cách khác nhau, với đề tài và chất liệu khác nhau.
Họa sĩ Vũ Tuấn Việt quan niệm không áp đặt những phong cách hay chất liệu nào cho các tác phẩm nghệ thuật khi có bố và mẹ theo đuổi những phong cách khác nhau, với đề tài và chất liệu khác nhau.

Sự không ghi nhận của người xung quanh cũng là điều ám ảnh Vũ Tuấn Việt khi còn là sinh viên. Dù nỗ lực và cố gắng thực hành một tác phẩm bằng sự tìm tòi riêng, tài năng cũng sẽ dễ dàng bị phủ nhận bởi những câu hỏi về xuất thân. Anh cảm giác mọi sự tiến bộ đều không được ghi nhận khi người ngoài chỉ coi đó là "sự trợ giúp".

Áp lực của sự tiến bộ cũng là điều Vũ Tuấn Việt luôn nghĩ tới. Anh quan niệm rằng dù ở Việt Nam hay bất cứ đâu, con cái luôn là bộ mặt của Cha Mẹ, nhất là khi con cái theo nghiệp Cha Mẹ. Đó là lý do anh luôn cố gắng và phấn đấu để trở nên tốt hơn. Anh biến áp lực thành động lực trên con đường theo đuổi hội họa. Vì với anh, khó khăn là một gia vị của cuộc sống, là dấu hiệu của sự trưởng thành khi ta vượt qua nó. Thực sự, anh không hẳn coi "những khó khăn" là khó khăn.

Tác phẩm Những Mảnh Ghép Tự Nhiên của họa sĩ Vũ Tuấn Việt.
Tác phẩm “Những Mảnh Ghép Tự Nhiên” của họa sĩ Vũ Tuấn Việt.
“Với Vũ Tuấn Việt, nghệ thuật cũng như thiền định, cái chúng ta cần là một lần "Ngộ".”

Theo anh, cái khó trong hội họa chính là làm sao để "Ngộ" được, làm sao để hiểu ra thấu triệt. Vì không chỉ cần miệt mài trau dồi kiến thức chuyên môn, mà còn cần cả những trải nghiệm, những minh triết của sự lựa chọn, từ đó đúc rút ra những giá trị tích lũy cho con đường mình theo đuổi.

Với Vũ Tuấn Việt, nền Hội họa Việt Nam ảnh hưởng bởi phong cách nghệ thuật hiện thực ấn tượng từ thời Pháp khi mở ra Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (hiện giờ là Đại học Mỹ thuật Việt Nam). Việc xây dựng một góc độ thẩm mỹ từ khi khởi đầu khiến đại đa số người thưởng thức nghệ thuật Việt Nam ưa chuộng và thích những tác phẩm thiên về hiện thực. Theo dòng chảy thời gian, những năm gần đây, xu thế thiên về sự ưa chuộng với trừu tượng.

Họa sĩ Vũ Tuấn Việt thực hành tác phẩm khi thay đổi không gian sáng tác trong không gian văn phòng tại triển lãm Luân Chuyển.
Họa sĩ Vũ Tuấn Việt thực hành tác phẩm khi thay đổi không gian sáng tác trong không gian văn phòng tại triển lãm Luân Chuyển.

Trong khi đó, ngôn ngữ Vũ Tuấn Việt theo đuổi là Lập Thể - ở khoảng lưng chừng của sự hiếu kỳ, nằm giữa hiện thực ấn tượng - biểu hiện với trừu tượng.

Người xem vừa hiểu lại không hiểu, vừa thấy gần gũi lại thấy xa lạ. Nhất là khi các tác phẩm của anh thường khai thác những mảng đề tài xoay quanh những ẩn ức cùng tông màu xanh lạnh nặng nề và những đường nét gai góc sắc nhọn khiến người xem dễ chìm đắm với những u uất nhiều hơn

Ngoài ra, các chủ đề và ngôn ngữ biểu đạt khó tiếp cận với người xem do cách thức thể hiện mang tính trừu tượng, không lệ thực mà tác giả men theo tính sáng tạo luân chuyển, thông qua những liên kết trừu tượng của cá nhân. Việc một khán giả không thường xuyên tiếp xúc với nghệ thuật sẽ dẫn đến sự khó tiếp nhận ở giai đoạn đầu. Cần một sự tập trung và quyết tâm lớn, tạo lập cho mình một ngôn ngữ biểu đạt riêng. Điều này không dễ dàng, nhất là với Lập Thể tại Việt Nam.

Không chỉ có tài năng Hội họa, Vũ Tuấn Việt còn tham gia thi đấu cờ với các giải đấu của liên đoàn thế giới, hoặc tham gia một số những giải đấu được mời. Anh cũng dành thời gian rảnh cho những buổi chơi thể thao để giải tỏa căng thẳng và cân bằng nhịp độ cho cuộc sống.
Không chỉ có tài năng Hội họa, Vũ Tuấn Việt còn tham gia thi đấu cờ với các giải đấu của liên đoàn thế giới, hoặc tham gia một số những giải đấu được mời. Anh cũng dành thời gian rảnh cho những buổi chơi thể thao để giải tỏa căng thẳng và cân bằng nhịp độ cho cuộc sống.

Trong những triển lãm gần đây, mọi người thường thưởng thức thấy sự thay đổi rõ rệt trong các tác phẩm của Vũ Tuấn Việt. Từ những bức tranh khai thác nội tâm nhuốm màu buồn bã sang những bức tranh tươi sáng, khắc họa cuộc sống đời thường. Người họa sĩ cho biết sự chuyển mình này như một sự cởi mở của anh với thế giới xung quanh. Nghệ thuật giúp một người ngại tiếp xúc trở nên gần gũi, giúp anh tìm ra điểm chung với người xung quanh, từ đó nói ra được những tâm tư trong lòng.

Vũ Tuấn Việt chia các tác phẩm thành từng giai đoạn rõ ràng, như một cột mốc đánh dấu những thời kỳ phát triển, biểu đạt lại chính những cảm nhận cuộc sống của anh. Chủ đề nội tâm hay cuộc sống đời thường luôn song hành với nhau, chỉ là chủ thể chính đã có sự hoán chuyển, thay vì khai thác nội tâm một cách bộc trực, biểu hiện trực tiếp thông qua nhóm nhân vật chính đến màu sắc, Vũ Tuấn Việt ẩn bớt vào những bối cảnh trong cuộc sống đời thường.

Ngoài ra, anh cũng dẫn dắt các tác phẩm theo một mạch truyện để người xem có thể nhìn rộng hơn về sự phát triển của một người. Các tác phẩm ở giai đoạn trước có thể tương tác với các tác phẩm ở giai đoạn sau, như: Họa Tâm – Dịch Chuyển – Luân Chuyển – Kính Vạn Hoa.

Không gian triển lãm của họa sĩ Vũ Tuấn Việt tại Hà Nội
Không gian triển lãm của họa sĩ Vũ Tuấn Việt tại Hà Nội

Chia sẻ về Vũ Tuấn Việt

Ngọc Dao - Founder của D16 Creative Class
Ngọc Dao - Founder của D16 Creative Class

Trong số các hoạ sĩ trẻ đang hoạt động tích cực tại Hà Nội, Vũ Tuấn Việt là một cá nhân khá đặc biệt. Có thể nói hội hoạ của Vũ Tuấn Việt phản ánh khá rõ sự “giao thoa" giữa hai thế hệ, ở đó vẫn phảng phất tư duy và phong cách “truyền thống” của trường mỹ thuật Yết Kiêu được kế thừa từ thế hệ gạo cội, vừa xuất hiện một thế giới mới với những cảm quan và trăn trở mang đậm tính cách riêng của hoạ sĩ.

Hành trình nghệ thuật của Việt, có vẻ như cũng chính là hành trình khai phá những năng lực nội tại và nội tâm của bản thân, phá dần từng “lớp vỏ" bao bọc phía bên ngoài một viên ngọc sáng. Những lớp lang đó cũng đa dạng màu sắc, đa dạng hình thái và đa dạng cảm xúc hệt như những gì Việt thể hiện trên tranh. Nó khiến cho người xem có nhiều điều để quay lại quan sát và chiêm nghiệm hơn chứ không phải chỉ để xem một lần.

Nghệ thuật của Việt thể hiện cả những mảng tươi sáng của thế giới bên ngoài và những góc khuất u uẩn bên trong con người, nhưng đối với tôi thì Việt mạnh về khai thác những mảng tối hoặc những nét gai góc hơn. Nỗi buồn và suy tư trong những bức tranh phản ánh nội tâm của Việt không hẳn là sự buồn bã, nó giống như một sự “đi qua" nỗi buồn, chiêm nghiệm và phản ánh nỗi buồn như một thực tại khách quan thì đúng hơn. Bởi vậy, nó “nặng" nhưng không “nặng nề". Và bên trong những đường nét hình khối tĩnh lặng ấy, tự thân những cảm xúc nội tại vẫn không ngừng chuyển động.

Tôi nghĩ Việt sẽ là một hoạ sĩ có tương lai phát triển rộng dài và rất sáng, chừng nào bạn ấy còn tiếp tục khám phá thử nghiệm các ngôn ngữ sáng tạo mới và sự tự do mới cho hội hoạ của mình.

/ Ngọc Dao - Founder của D16 Creative Class

Cùng xem lại một số bức hình mà Team Họa Kể đã theo chân tác giả Vũ Tuấn Việt:

Vũ Hoàng Long

Tác giả bài viết

“Mong bài viết lưu giữ được một phần cuộc đời của bạn”